Ngải cứu hay còn gọi Thuốc cửu, Ngải nhung. Tên khoa học: Artemisia vulgaris Lis, Họ Cúc (COMPOSITAE).
Ngải cứu mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Dùng lá có lẫn một ít cành con và lông nhung. Thu hái vào lúc chưa có hoa (tháng 6).
Ngải diệp: Loại bỏ tạp chất và cành lá úa vàng, thái ngắn, phơi khô (trong râm mát).
Ngải than: Lá Ngải đã chọn sạch, sao đen tới 7 phần, phum giấm; trộn đều (cứ 100kg lá Ngải dùng 15 lít giấm); loại nào chưa thấm phải sào lại, lấy ra hong khô để 2 – 3 ngày. Bảo quản nơi khô ráo, mát mẻ.
Ngải nhung: Lá Ngải sạch phơi khô, để cho mềm, cho vào cối giã kỹ, mịn như nhung là được, bỏ xơ và bột vụn.
Ngải cứu dùng tươi thì rửa sạch, vắt lấy nước uống.
Trong Ngải cứu có tinh dầu tanin. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu là thuyon và xineola.
Theo Đông y: Ngải cứu vị đắng, mùi thơm, tính ấm. Điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, giảm đau, cầm máu sát trùng.
Kinh nghiệm dân gian vẫn dùng Ngải cứu làm thuốc điều kinh, trong bụng lạnh đau, đi lỵ lâu, ra máu, chữa thổ huyết, đổ máu cam, băng huyết, lậu huyết, đới hạ có thai, chữa thần kinh đau, phong thấp và ghẻ lở. Ngày từ 6 – 12g, sắc hoặc hãm, chia 3 lần uống trong ngày. Uống vào tuần lễ trước dự kỳ có kinh. Có thể uống dạng thuốc bột, ngày 5 – 10g.
Theo “Trung dược tân dụng” , Ngải diệp còn chữa viêm chi phế quản mạn tính.
Ngải diệp 50g; Đường đỏ 100g; Trứng gà 2 quả. Ngải diệp rửa sạch, dùng 500ml nước sạch nấu sôi, cho Trứng gà rửa sạch, Đường đỏ vào nồi nấu Ngải diệp. Khi trứng đã chín, bóc bỏ vỏ, cho vào nồi nấu tiếp để dược trấp (nước thuốc) thấm vào trong quả trứng, sắc còn 200ml, cho Ngải diệp vào, đó là lượng dùng trong 1 ngày. 7 ngày 1 liệu trình.
Theo Hồ chấn hoa, Dược đản liệu pháp tam tắc, Quảng Châu Tân Trung Y 1992
dongyhoangtuyen.com