Chủ nhật, Ngày 22/12/2024

TRA"ĐÔNG Y TRỊ BỆNH"THEO VẦN

Tai điếc - Nhĩ Lung

  • 11/05/2015
  • 2831 lượt xem

 

Nhĩ lung - tai điếc

Đại cương

Điếc là trạng thái mất khả năng tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài đưa vào.

YHCT gọi là Nhĩ Tủng, Tủng Nhĩ, Nhĩ Lung.

Phân loại

Theo chuyên khoa, Điếc gồm 3 loại:

+ Điếc Dẫn Truyền: Hệ thống dẫn truyền âm thanh từ ngoài vào (vành tai, ống tai, màng nhĩ và các xương con bị tổn thương, không làm được chức năng dẫn truyền âm thanh từ ngoài vào trong tai.

+ Điếc Tiếp Nhận: Tuy bộ phận dẫn truyền âm thanh vẫn dẫn được vào bộ phận tiếp nhận (TK mê đạo ở tai trong, hệ thống tiếp nhận ở TK Trung ương), nhưng bộ phận này vị trở ngại, không tiếp nhận được.

+ Điếc hỗn hợp: Cả hai hệ thống dẫn truyền và tiếp nhận đều bị tổn thương nhưng:

. Nếu hệ thống dẫn truyền bị tổn thương nhiều thì gọi là Điếc Hỗn Hợp Dẫn Truyền.

. Nếu hệ thống tiếp nhận bị tổn thương nhiều thì gọi là Điếc Hỗn Hợp Tiếp Nhận.

Nguyên nhân

+ Điếc Dẫn Truyền: Thường do bệnh ở tai ngoài và tai giữa: Nút dáy tai (dáy tai nhiều, cứng, bít hết ống tai), màng nhĩ bị viêm, thủng, Tai giữa viêm, Vòi Eustachi tắc, khớp xương nhỏ bị trật.

+ Điếc Tiếp Nhận: Thường do bệnh ở tai trong hoặc thần kinh.

. Nhiễm độc thuốc (Salixylat, Quinin, Stretomycine quá liều).

. Ngộ độc rượu, thuốc lá, nước chè đặc…

. Nhiễm virus, vi khuẩn…

. Rối loạn thần kinh ở não, não viêm, thấp khớp, điếc nghề nghiệp (làm việc nơi quá ồn…).

. Các yếu tố nội sinh: Urê máu cao, Cholesterol tăng…

. Do rối loạn tuần hoàn nội tiết.

c- Điếc hỗn hợp: gặp trong điếc nơi người già, tai bị xơ, xốp, màng nhĩ xơ…

Chẩn đoán

Chẩn đoán điếc không khó nhưng muốn xác định điếc loại gì và điếc ở mức độ nào thì cần phải thử.

Có hai cách thử:

+ Thử bằng lời nói: Tai bình thường nghe rõ tiếng nói thì thầm ở xa 5 mét.

+ Thử bằng âm thanh: Dùng bộ âm thoa với các tần số khác nhau, gõ cho rung lên, phát thành âm, rồi đo thời gian nghe được của người bệnh theo cả đường không khí và đường dẫn truyền.

+ Thử bằng máy đo thính lực: Đây là phương pháp đo hiện đại và tương đối chính xác nhất để biết người bệnh điếc loại gì, nghe kém ở tần số nào, nặng đến đâu, chữa được cách nào…

Điều trị:

1. Khí hư hạ hãm

Nguyên nhân: Ăn uống không điều độ, mệt nhọc, tổn thương tỳ vị, trung khí bất túc thăng dương không thăng

Triệu chứng: Mắt nhìn không rõ, sắc mặt kém tươi, tiếng nói thấp nhỏ, đoản hơi, ăn kém, mệt mỏi đại tiện lỏng, lưỡi bệu, rêu dầy, mạch nhu tế, tai điếc dần

Pháp: Kiện tỳ ích khí, thăng dương ích vị,

Nhĩ lung khí hư hạ hãm

Nhân sâm

6

Hoàng kỳ

6

Cam thảo

2

ích khí thong minh thang

Thăng ma

6

Cát căn

12

Màn kinh

6

Hoàng bá

4

Bạch thược

4

2. Huyết ứ:

Nguyên nhân: Do huyết ứ lâu ngày làm tắc các đường mạch ở tai

Pháp: Hoạt huyết thông khiếu

Nhĩ lung huyết ứ

Xích thược

4

Xuyên khung

4

Đào nhân

8

Thụng khiếu hoạt huyết thang

Rượu

80ml

Hồng hoa

12

Sinh khương

12

Hành

3củ

Xạ hương

0.5

Táo

7

 

 

 

 

3. Can nhiệt

 

 Phần nhiều do giận dữ hại can, can khí uất kết hoá hoả kiêm đàm, bốc lên gay rối thanh khiếu ở trên làm bế tắc các đường mạch ở tai, đầu tiên có chứng trạng ù tai, mức độ nặng nhẹ tuỳ theo sự biến động của tình cảm. sau đó là tai điếc

Triệu chứng: Nhĩ lung kiêm các chứng huyễn vựng, miệng đắng tâm phiền, nhiều đàm ngực khó chịu, đại tiện bí kết, Tiểu tiện vàng đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch huyền sác hoặc huyền hoạt.

Pháp trị: Thanh can tiết nhiệt, hoá đàm khai khiếu

Phương: Nên dùng bài Long đởm tả can thang hợp với bài Thanh khí hoá đàm hoàn gia giảm

Long đởm tả can thang

Hoàng cầm

8-16

Chi tử

8-16

Qui đầu

8-16

Sài hồ

4-12

Mộc thông

4-8

Cam thảo

4-8

Sinh địa

12-20

long đởm thảo

2-8

Sa tiền

12-20

Trạch tả

8-16

 

 

 

Thanh khí hoá đàm hoàn

Qua lâu

40

Hoàng cầm

40

Bạch linh

40

Nam tinh

60

Khương chấp

Vđủ

Chỉ thực

40

Hạnh nhân

40

Trần bì

40

Bán hạ

60

 

dongyhoangtuyen.com

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

CÁC BÀI LIÊN QUAN