Chủ nhật, Ngày 22/12/2024

TRA"ĐÔNG Y TRỊ BỆNH"THEO VẦN

Tiểu tiện bí

  • 01/05/2015
  • 2145 lượt xem

 

LONG BẾ - TIỂU TIỆN BÍ        

 Đại Cương

 

Long Bế là loại bệnh bài tiết tiểu tiện khó khăn, tiểu tiện bí,thậm chí bế tắc không thông, gọi tắt là 'Long’. Một số nhà nghiên cứu cho rằng tiểu tiện không lợi, tiểu nhỏ giọt và lượng ít, bệnh tiến triển từ từ gọi là 'Long’.

Trường hợp tiểu tiện không thông, muốn bài tiết mà không bài tiết được; bệnh có tính cấp gọi là "Bế'. Trên lâm sàng đa số gọi chung là Long bế.

Trong y học hiện đại, Long bế thuộc loại ứ đọng nước tiểu có nhiều nguyên nhân và bệnh vô niệu.

 Điều trị

 

 

1.      Thấp nhiệt ủng tích:

 

Triệu chứng: Tiểu tiện không lợi, nóng đỏ hoặc bị vít, bụng dưới chướng đầy hoặc táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Tế Sác, tiểu tiện bí,

Điều trị: Thanh hóa thấp nhiệt.

Phương thuốc: Tư Thận Thông Quan Hoàn hợp với Bát Chính Tán gia giảm.

 

Tri mẫu

 

Hoàng bá

 

Nhục quế

 

Cù mạch

 

Biển xúc

 

Mộc thông

 

Sa tiền

 

Chi tử

 

Đại hoàng

 

Sa tiền

 

Hoạt thạch

 

Cam thảo

 

Táo

 

 

 

 

 

 

 

 

2.      Phế nhiệt ủng thịnh:

 

Triệu chứng: Tiểu tiện nhỏ giọt, không thông hoặc khó đi, họng khô, phiền khát, thở gấp, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Sác.

Điều trị: Thanh Phế nhiệt, lợi thủy đạo.

Phương thuốc: Dùng bài ' Thanh Phế Ẩm’ gia giảm.

 

Hoàng cầm

 

Tang bì

 

Mạch môn

 

Sa tiền

 

Mộc thông

 

Phục linh

 

Chi tử

 

Nếu Tâm hỏa vượng mà tâm phiền, đầøu lưỡi đỏ, có thể thêm Hoàng liên, Trúc diệp; Lưỡi đỏ ít tân dịch, Phế âm bất túc thêm Sa sâm và Mao căn.

3.      Khí cơ uất trệ:

Triệu chứng: Tình chí ưu uất hoặc dễ kích động, hay tức giận, phiền muộn, tiểu tiện không thông, tiểu tiện bí, hoặc thông mà không dễ chịu, bụng sườn chướng đầy, rêu lưỡi mỏng hoặc vàng mỏng, chất lưỡi đỏ, mạch Huyền.

Điều trị: Sơ lý khí cơ, thông lợi tiểu tiện.

Phương thuốc: Dùng bài ' Trầm Hương Tán gia giảm.

 

Trầm hương

 

Quất bì

 

Qui đầu

 

Vương bất LH

 

Hoạt thạch

 

Đông qui tử

 

Thạch vi

 

có thể thêm Hương phụ, Uất kim, Ô dược v.v... Nếu khí uất hóa hỏa, thêm Đan bì, Chi tử.

 

 

4.      Nghẽn tắc niệu đạo:

 

Triệu chứng: Tiểu tiện nhỏ giọt khó chịu hoặc ra từng tia như sợi tơ hoặc nghẽn tắc không thông, bụng dưới trướng đầy, đau âm ỉ, sắc lưỡi tía, mạch Sắc hoặc Tế Sác.

Điều trị: Hành ứ, tán kết, thanh lợi thủy đạo.

Phương thuốc: Dùng bài ‘Đại Để Đương Hoàn.

 

Qui vĩ

 

Xuyên sơn giáp

 

Đào nhân

 

Đại hoàng

 

Mang tiêu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài này lấy Quy vĩ, Xuyên sơn giáp, Đào nhân, Đại hoàng, Mang tiêu để thông ứ, hóa kết, nhưng không nên uống lâu, nếu người bệnh ốm lâu ngày, huyết hư, sắc mặt kém tươi, nên dùng phép dưỡng huyết, hành ứ

Có thể trong bài thuốc trên lại thêm Đan sâm, Hoàng kỳ. Nếu tiểu tiện nhất thời không thông, chướng tắc không chịu nổi, nên cho nuốt chút ít Xạ hương. Nếu niệu đạo kết sỏi có thể gia Kim tiền thảo, Hải Kim sa, Đông qùy tử, Cù mạch, Biển súc.

5.      Thận khí bất túc:

Triệu chứng: Tiểu tiện không thông hoặc giỏ giọt, không thành bãi, lực đẩy giảm, sắc mặt trắng nhợt, thần khí khiếp nhược, từ lưng trở xuống lạnh, đùi gối yếu sức, chất lưỡi nhạt, mạch Trầm Tế.

Điều trị: ôn dương, ích khí, bổ Thận, thông khiếu.

Phương thuốc: Dùng bài ' Tế Sinh Thận Khí Hoàn gia vị.

Tế sinh thận khí hoàn

Thục địa

24

Hoài sơn

12

Đan bì

9

Bạch linh

9

Trạch tả

9

Sơn thù

12

Nhục quế

4-8

Phụ tử

4-8

Ngưu tất

10

Sa tiền

16

Lộc giác

12

Hồng sâm

8

Tiên mao

10

Dâm hương hoắc

12

 

 

Bài này có tác dụng ôn bổ Thận dương, hóa khí, hành thủy, làm cho thông lợi tiểu tiện.

 

 

dongyhoangtuyen.com

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

CÁC BÀI LIÊN QUAN